Friday, July 31, 2015

Gọi tên bốn mùa

Nhạc: Trịnh Công Sơn
Ca Sĩ: Lệ Thu

Em đứng lên gọi mưa vào Hạ
Từng cơn mưa từng cơn mưa
Từng cơn mưa mưa thì thầm dưới chân ngà


4_Seasons_by_WhiteSpiritWolf4

Em đứng lên mùa Thu tàn tạ 
Hàng cây khô cành bơ vơ 
Hàng cây đưa em đi về giọt nắng nhấp nhô 

Em đứng lên mùa Đông nhạt nhòa 
Từng đêm mưa từng đêm mưa 
Từng đêm mưa mưa lạnh từng ngón sương mù 

Em đứng lên mùa Xuân vừa mở 
Nụ xuân xanh cành thênh thang 
Chim về vào ngày tuổi em trên cành bão bùng 

Rồi mùa Xuân không về 
Mùa Thu cũng ra đi 
Mùa Đông vời vợi 
Mùa Hạ khói mây 

Rồi từ nay em gọi 
Tình yêu dấu chim bay 
Gọi thân hao gầy 
Gọi buồn ngất ngây 

Ôi tóc em dài đêm thần thoại 
Vùng tương lai chợt xa xôi 
Tuổi xuân ơi sao lạnh dòng máu trong người 

Nghe xót xa hằn trên (*)tuổi trời 
Trẻ thơ ơi trẻ thơ ơi 
Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người




Trích  Cái chết, Phật giáo và chủ nghĩa hiện sinhtrong nhạc Trịnh Công Sơn.......Cuộc sống là khổ đau. Mọi cái chỉ là tạm thời. Những quan niệm Phật giáo này đã thâm nhập vào sáng tác của Trịnh Công Sơn. Một quan niệm Phật giáo nữa, mà Trịnh Công Sơn không coi quan trọng bằng hai quan niệm trên, là thuyết luân hồi, rằng muôn vật sẽ được tái sinh làm kiếp khác, tuỳ theo nghiệp của họ ở cõi này. Trong những bài hát của mình, Trịnh Công Sơn như muốn nhắc đến một câu rất phổ thông trong Phật giáo: “Hiện tại là chiếc bóng của quá khứ, tương lai là chiếc bóng của hiện tại.” Cao Huy Thuần nói rằng “Trịnh Công Sơn như vừa đứng ở hiện tại vừa linh cảm cùng trong một lúc quá khứ và tương lai. Anh như thấy tiền kiếp réo tên và cái chết vẫy gọi.”

Trong bài “Cát bụi”, ông tự hỏi: 

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi?

Trong những bài hát khác, những ám chỉ về sự tái sinh phần nào đó gián tiếp hơn:

Những ngày ngồi rủ tóc âm u
Nghe tiền thân về chào tiếng lạ
“Cỏ xót xa đưa”

Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô
Ta thấy em đang ngồi khóc khi rừng chiều đổ mưa
“Rừng xưa đã khép”

Có những ai xa đời quay về lại
Về lại nơi cuối trời
Làm mây trôi
“Phôi Pha” 
.....

Chuyện Tình Sông Hương

Nhạc: Đinh Trầm Ca - Thùy Linh
Ca Sĩ: Quang Lê


Một sớm anh đi không lời giã từ 
Để cho Huế buồn Huế giận nghìn Thu 
Nhìn Thu dòng tóc buông dỗi hờn 
Về nghe gió qua lòng 
Lạnh từng cơn nhớ mong 

Câu chuyện một dòng sông


Ngày đó Sông Hương chưa từng biết buồn 
Và em hãy còn bé dại lòng son 
Tại anh thề thốt chi lỗi thề 
Chừ sông nước nghe rồi 
Tội tình em đợi chờ 

ĐK:
Đêm nay trăng về vọng tiếng ai hò 
Chợt nghe như hờn như oán 
Ai ơi kiếp hoa tàn trên bến sông 
Tháng ngày mong mỏi mong mòn 
Vì ai vẫn còn ngát thơm một dòng hương 

Từ đó Sông Hương biết hờn biết giận 
Mỗi năm nhớ người nhớ nước lụt tràn giăng 
Tình yêu chừ hóa ra oán hờn 
Vì ai trót sai lời 
Hẹn hò chi Huế ơi ... !!!





Theo Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia.....

Đynh Trầm Ca tên thật là Mạc Phụ, sinh năm 1941 tại thị trấn Vĩnh Điện, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Bút danh Đinh Trầm Ca là lấy từ họ mẹ ông (Đinh), tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn quen thuộc với cái tên khác là Đynh Trầm Ca. Sau khi học xong trung học, ông vào Sài Gòn học Đại học Sư phạm rồi tốt nghiệp, dạy ngữ văn ở đây cho đến năm 1975.

Đinh Trầm Ca bắt đầu làm thơ từ đầu thập niên 1960 rồi sau đó học nhạc với nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn. Sự nghiệp âm nhạc của ông trước năm 1975 tiêu biểu với ca khúc Ru con tình cũ viết năm 1967 được ca sĩ Lệ Thu thâu âm đầu tiên và phát trên các đài phát thanh như Sài Gòn, Quân Đội.

Sau 30/4/1975, ông về Quảng Nam làm ruộng được sáu năm rồi phiêu bạt nhiều nơi ở miền Tây như Sóc Trăng, An Giang, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh...

Năm 2004, ông về Quảng Nam định cư, mở quán cà phê Thạch Trúc Viên là nơi được anh em văn nghệ sĩ Quảng Nam hay lui tới. .....Đọc thêm.....