Nhạc: Trịnh Công Sơn Ca Sĩ: Bằng Kiều Ôm lòng đêm nhìn νầng trăng mới νề nhớ chân giɑng hồ ôi ρhù du từng tuổi xuân đã già một ngàу ƙiɑ đến bờ đời người như gió quɑ
Không còn ɑi đường νề ôi quá dài những đêm xɑ người chén rượu cɑу một đời tôi uống hoài trả lại từng tin νui cho nhân giɑn chờ đợi
Ѵề ngồi trong những ngàу nhìn từng hôm nắng ngời nhìn từng ƙhi mưɑ bɑу có những ɑi xɑ đời quɑу νề lại νề lại nơi cuối trời làm mâу trôi
Ƭhôi νề đi đường trần đâu có gì tóc xɑnh mấу mùɑ có nhiều ƙhi từ νườn ƙhuуɑ bước νề bàn chân ɑi rất nhẹ tựɑ hồn những năm xưɑ.
Trích Cái chết, Phật giáo và chủ nghĩa hiện sinhtrong nhạc Trịnh Công Sơn.......Cuộc sống là khổ đau. Mọi cái chỉ là tạm thời. Những quan niệm Phật giáo này đã thâm nhập vào sáng tác của Trịnh Công Sơn. Một quan niệm Phật giáo nữa, mà Trịnh Công Sơn không coi quan trọng bằng hai quan niệm trên, là thuyết luân hồi, rằng muôn vật sẽ được tái sinh làm kiếp khác, tuỳ theo nghiệp của họ ở cõi này. Trong những bài hát của mình, Trịnh Công Sơn như muốn nhắc đến một câu rất phổ thông trong Phật giáo: “Hiện tại là chiếc bóng của quá khứ, tương lai là chiếc bóng của hiện tại.” Cao Huy Thuần nói rằng “Trịnh Công Sơn như vừa đứng ở hiện tại vừa linh cảm cùng trong một lúc quá khứ và tương lai. Anh như thấy tiền kiếp réo tên và cái chết vẫy gọi.”
Trong bài “Cát bụi”, ông tự hỏi:
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi Để một mai tôi về làm cát bụi?
Trong những bài hát khác, những ám chỉ về sự tái sinh phần nào đó gián tiếp hơn:
Những ngày ngồi rủ tóc âm u Nghe tiền thân về chào tiếng lạ “Cỏ xót xa đưa”
Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô Ta thấy em đang ngồi khóc khi rừng chiều đổ mưa “Rừng xưa đã khép”
Có những ai xa đời quay về lại Về lại nơi cuối trời Làm mây trôi “Phôi Pha”
"Thông tin về việc dân ca Nghệ Tĩnh chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật đại diện của nhân loại khiến nhiều người vui mừng. Điều này khiến nhiều người bắt đầu quan tâm một cách sâu sắc tới dân ca Nghệ Tĩnh. Điều này là công bằng vì phải hiểu tường tận mới có cách ứng xử đúng với dân ca và người hát dân ca."
.....Nói “xứ Nghệ” hay “Nghệ Tĩnh” là nói tới vùng đất kéo dài từ khe Nước Lạnh (giáp Thanh Hóa) tới đèo Ngang (giáp Quảng Bình) và những con người sinh ra và lớn lên ở vùng đất đó. Vùng đất này có rừng rậm, núi cao, sông sâu, những bãi biển đẹp, những giải đồng bằng phì nhiêu... Nhưng nơi đây cũng thường xẩy ra hạn hán, bão lụt, những trận gió Lào bỏng rát... Những con người sống ở đây gan lì, cần cù, nhẫn nại, năng động, thông minh, trung thực, thẳng thắn, bạo liệt, cực đoan... Nói tóm lại đây là nơi “địa linh, nhân kiệt” nhưng khí hậu khắc nghiệt và đỏng đảnh.
Vùng đất này là “chủ nhân” của các điệu ví, giặm được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng người Việt. Đại đa số người Nghệ Tĩnh đều biết hát ví, dặm vì loại hình dân ca này đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của họ. Hiện nay, đã có hàng trăm câu lạc bộ dân ca ví, dặm; có hơn 803 nghệ nhân ở hai tỉnh; các nghệ sĩ, nhạc sĩ chuyên nghiệp ở Trung tâm Bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ ở Nghệ An và Nhà hát nghệ thuật truyền thống Hà Tĩnh quan tâm tới việc diễn xướng, truyền dạy, bảo tồn và phát huy dân ca ví, giặm. Không gian của dân ca ví dặm Nghệ - Tĩnh đang được rộng mở.
Những đặc điểm của dân ca xứ Nghệ, chất Nghệ
Ví và giặm là hai thể hát dân ca được cộng đồng người Việt ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo ra trong quá trình sinh hoạt và lao động. Ví, giặm mang đậm bản sắc địa phương về làn điệu và ca từ. Theo các nhà ngiên cứu, ước tính hiện nay có khoảng 15 điệu ví và 8 điệu giặm được gọi tên theo bối cảnh cuộc sống, lao động, nghề nghiệp như: Ví phường vải, ví đò đưa, ví phường cấy, ví phường võng, ví phường chè, ví đồng ruộng, ví trèo non, ví mục đồng, ví ghẹo...; dặm ru, dặm kể, dặm giao duyên...
Ví, giặm có ca từ bằng thơ dân gian cô đọng, súc tích, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ hát nên luôn được lưu truyền, kế thừa và được làm cho phong phú thêm. Nhiều bài ví, giặm được những ông đồ, anh khóa hay chữ tạo nên. Nội dung ví, giặm phản ánh xã hội, lịch sử; thể hiện những tâm tư, tình cảm, tình yêu cuộc sống, yêu quê hương, đất nước, tình yêu đôi lứa. Bên cạnh đó, ví, giặm Nghệ Tĩnh còn giáo huấn, nâng lên tầm triết lý về lối sống, đạo đức, nghĩa tình...
Về tiết tấu: Ví nhẹ nhàng, mênh mang, sâu lắng, bâng khuâng, xao xuyến, thiết tha; còn giặm mạnh mẽ, dứt khóat, mạch lạc vì có phách mạnh, phách nhẹ, có nhịp nội, nhịp ngoại. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, ví, giặm Nghệ Tĩnh đã tồn tại và gắn bó với người dân xứ Nghệ như máu thịt, ăn sâu vào tính cách của họ. Đối với xứ Nghệ, ví, giặm đã làm cho cuộc đấu tranh sinh tồn và chống ngoại xâm vốn khốc liệt, đượm vẻ lãng mạng và giàu chất thi ca.Nhạc điệu và những ca từ đầu tiên của ví, giặm Nghệ Tĩnh hình thành từ lâu, cách đây khoảng 400 năm. Trải qua những thế hệ khác nhau, lại được phát triển về lượng và chất là nhờ trí tuệ uyên thâm của các nhà nho. Vì vậy ngày nay ví, giặm xứ Nghệ rất phong phú, đa dạng, nhiều cung bậc, khiến cho người nghe cảm nhận được sự đằm sâu của tình cảm và lý trí lắng đọng âm thanh và câu chữ. Người dân xứ Nghệ dùng câu hát để thể hiện tâm tình, mượn câu hát để nói lên những tâm tư, tình cảm còn chất chứa trong lòng mà lời nói thông thường không làm được. Bây giờ tranh luận dân ca xứ Nghệ làm nên tính cách con người xứ Nghệ, hay chính tính cách của người xứ Nghệ tạo nên dân ca xư Nghệ cũng không khác gì tranh luận về quả trứng có trước hay con gà có trước. Chỉ biết rằng, tuy gian khổ nhưng con người xứ Nghệ luôn lạc quan, yêu đời, không ngừng mơ ước về những điều tốt đẹp. Người xứ Nghệ vừa có vẻ mộc mạc, quê mùa, chân chất; vừa sâu sắc, nồng nàn, tinh tế, thông minh, ham học hỏi, nhào luyện kiến thức đến độ uyên bác. Tuy nhiên, người xứ Nghệ cũng có những nhược điểm. Đó là tính bảo thủ, trì trệ, cực đoan, thái quá, cứng nhắc, địa phương chủ nghĩa… Nhiều người xứ Nghệ sẵn sàng bỏ qua những giá trị vật chất lớn, cụ thể để “nhấm nháp” những giá trị tinh thần trừu tượng. Khi những người ở vùng đất khác không lý giải được cách ứng xử của người xứ Nghệ, họ hạ một câu ngắn gọn: Nghệ “gàn” mà lại!
Hãy nói về cuộc đời Khi tôi không còn nữa Sẽ lấy được những gì Về bên kia thế giới Ngoài trống vắng mà thôi Thụy ơi, và tình ơi ! Như loài chim bói cá Trên cọc nhọn trăm năm Tôi tìm đời đánh mất Trong vũng nước cuộc đời Thụy ơi, và tình ơi ! Đừng bao giờ em hỏi Vì sao ta yêu nhau Vì sao môi anh nóng Vì sao tay anh lạnh Vì sao thân anh rung Vì sao chân không vững Vì sao, và vì sao ! Hãy nói về cuộc đời Tình yêu như lưỡi dao Tình yêu như mũi nhọn Êm ái và ngọt ngào Cắt đứt cuộc tình đầu Thụy bây giờ về đâu ?
lời trần tình của Du Tử Lê về tác phẩm Khúc Thụy Du... Khi biến cố Tết Mậu Thân, 1968 xẩy ra, đó cũng là lúc cuộc tình của tôi và một nữ sinh viên trường Dược, ở Saigòn cũng khởi đầu. Đầu tháng 3-1968, tôi bị chỉ định đi làm phóng sự một tiểu đoàn TQLC đang giải toả khu Ngã tư Bảy Hiền.
Lúc đó, cả thành phố Saigòn vẫn còn giới nghiêm. Trên đường đi, từ cục TLC ở đầu đường Hồng Thập Tự, gần cầu Thị Nghè tới khu Ngã tư Bảy Hiền, đường xá vắng tanh. Khi gần tới ngã tư Bảy Hiền, ngoại ô Saigòn, tôi thấy trên đường đi còn khá nhiều xác chết. Đó là những xác chết không toàn thây, bị cháy nám; rất khó nhận biết những xác chết là dân chúng, binh sĩ hay bộ đội CS.
Khi tới gần khu ngã tư Bảy Hiền, dù không muốn nhìn, tôi vẫn thấy rất nhiều mảnh thịt người vương vãi hai bên đường. Có cả những cánh tay văng, vướng trên giây điện…Rất nhiều căn nhà trúng bị bom, đạn. Đổ nát. Tôi cũng thấy những con chó vô chủ gậm chân, tay xương người bên lề đường… Tất cả những hình ảnh ghê rợn này đập vào mắt tôi, cùng mùi hôi thối tẩm, loang trong không khí.
Khi tới vùng giao tranh, tôi gặp người trách nhiệm cuộc hành quân giải toả khu chợ Bảy Hiền. Đó là thiếu tá Nguyễn Kim Tiền. Anh vốn là một bạn học thời trung học của tôi. Tiền cho biết, đơn vị của anh đang ở giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. hai bên rình rập nhau, như trò cút bắt, để tranh giành từng gian hàng, từng ngôi nhà… Anh nói tôi phải rời khỏi khu chợ, lập tức. Vì anh không thể bảo đảm sinh mạng cho tôi, dù là bạn cũ….
Trên đường về, cái khung cảnh hoang tàn, đổ nát với xương thịt người vung vãi khắp nơi, cùng với mùi người chết sình thối…khiến tôi muốn nôn oẹ, một lần nữa lại gây chấn động dữ dội trong tôi…
Giữa tháng 3 – 1968, nhà văn Trần Phong Giao, Thư ký toà soạn Tạp chí Văn, gọi điện thoại vào phòng Báo Chí, cục TLC, hỏi tôi có thể viết cái gì đó, cho Văn số tục bản. Gọi là “tục bản” bởi vì sau số Xuân, khi biến cố mồng 1 Tết xẩy ra, báo Văn ngưng xuất bản. Lý do, các nhà phát hành không hoạt động. Đường về miền tây cũng như đường ra miền Trung bị gián đoạn. Saigòn giới nghiêm. Tuy nhiên, ông nói, hy vọng ít ngày nữa, giao thông sẽ trở lại - - Thêm nữa, không thể để Văn đình bản quá lâu.
Sau khi nhận lời đưa bài cho Trần Phong Giao, tôi mới giật mình, hốt hoảng. Tôi nghĩ, giữa tình cảnh ấy, tôi không thể đưa ông một bài thơ tình, hay một chuyện tình. Mặc dù thơ tình hay chuyện tình là lãnh vực của tôi thuở ấy. Nhưng, tôi thấy, nếu tiếp tục con đường quen thuộc kia, tôi sẽ không chỉ không phải với người đọc mà, tôi còn không phải với hàng ngàn, hàng vạn linh hồn đồng bào, những người chết tức tưởi, oan khiên vì chiến tranh nữa…
Cuối cùng, gần hạn kỳ phải đưa bài, nhớ lại những giờ phút ở ngã tư Bảy Hiền, tôi ngồi xuống viết bài thơ ghi lại những gì mục kích trên đường đi. Viết xong, tôi không tìm được một nhan đề gần, sát với nội dung! Bài thơ dài trên 100 câu. Nhưng khi Văn đem đi kiểm duyệt, bộ Thông Tin đục bỏ của tôi gần 1/ 3 nửa bài thơ.Thời đó, tôi viết tay, không có bản phụ, nên, sau này khi gom lại để in thành sách, tôi không có một bản nào khác, ngoài bản in trên báo V ăn (đã kiểm duyệt.) Tuy còn mấy chục câu thôi, nhưng nội dung bài thơ, từ đầu đến cuối, vẫn là một bài thơ nói về thảm cảnh chiến tranh. Người phụ trách phần kiểm duyệt vẫn để lại cho bài thở của tôi những câu cực kỳ “phản chiến” như: “…Ngước lên nhìn huyệt lộ - bày quả rỉa xác người - (của tươi đời nhượng lại) - bữa ăn nào ngon hơn – làm sao tôi nói được…” Hoặc: “…Trên xác người chưa rữa – trên thịt người chưa tan – trên cánh tay chó gậm – trên chiếc đầu lợn tha…” vân vân…
Nói cách khác, tình yêu chỉ là phần phụ; với những câu hỏi được đặt ra cho những người yêu nhau, giữa khung cảnh chết chóc kia, là gì? Nếu không phải là những tuyệt vọng cùng, tất cả sự vô nghĩa chói gắt của kiếp người?
Như đã nói, thời gian ra đời của bài thơ cũng là khởi đầu của cuộc tình giữa tôi và một sinh viên đại học Dược…Tôi lấy một chữ lót trong tên gọi của người con gái này, cộng với chữ đầu, bút hiệu của tôi, làm thành nhan đề bài thơ. Nó như một cộng nghiệp hay chung một tai hoạ, một tuyệt lộ.
Bài thơ ấy, sau đó tôi cho in trong tuyển tập “Thơ Du Tử Lê (1967-1972). Cuối năm, tập thơ được trao giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc, bộ môn thi ca, 1973. Năm 1983, tôi cho tái bản cuốn thơ này sau khi được một độc giả du học tại Mỹ trước năm 1975, cho lại. Cô nói, tôi phải hứa in lại và dành bản đầu tiên cho cô…
Sau đấy, một buổi tối, nhạc sĩ Anh Bằng đến tìm tôi ở quán Café Tay Trái (toạ lạc ngay ngã tư đường Trask và Fairview.) Ông nói, ông mới phổ nhạc bài “Khúc Thuỵ Du.” Ông cho tôi quyền chọn người hát. Ông nhấn mạnh:
“Tôi có thể chỉ cho người đó hát…”
Thời gian đó, trong số bằng hữu giúp tôi điều hành Café Tay Trái, có nhạc sĩ Việt Dzũng. Lúc nhạc sĩ Anh Bằng đến tìm tôi, cũng là lúc Việt Dzũng có mặt; đang chuẩn bị cho chương trình ca nhạc buổi tối. Tôi giới thiệu hai người với nhau. Khi ca khúc “Khúc Thuỵ Du” ra đời dạng casette, với tiếng hát của Việt Dzũng, tôi mới biết, nhạc sĩ Anh Bằng chỉ lọc, lựa một số câu thơ liên quan tới tình yêu mà, không lấy một câu thơ nào nói một cách cụ thể về chiến tranh, chết chóc… Chết chóc hay chiến tranh được hiểu ngầm, như một thứ background mờ nhạt.
Từ đó đến nay, thỉnh thoảng vẫn còn có người lên tiếng phản đối sự giản lược nội dung bài thơ của tôi vào một khía cạnh rất phụ: Khía cạnh tình yêu trong ca khúc “Khúc Thuỵ Du”…Nhưng, hôm nay, sau mấy chục năm nhìn lại, tôi thấy, ông cũng có cái lý của ông…
KHÚC THỤY DU
1. Như con chim bói cá Trên cọc nhọn trăm năm Tôi tìm đời đánh mất Trong vũng nước cuộc đời
Như con chim bói cá Tôi thường ngừng cánh bay Ngước nhìn lên huyệt lộ Bầy quạ rỉa xác người (Của tươi đời nhượng lại) Bữa ăn nào ngon hơn Làm sao tôi nói được
Như con chim bói cá Tôi lặn sâu trong bùn Hoài công tìm ý nghĩa Cho cảnh tình hôm nay
Trên xác người chưa rữa Trên thịt người chưa tan Trên cánh tay chó gậm Trên chiếc đầu lợn tha
Tôi sống như người mù Tôi sống như người điên Tôi làm chim bói cá Lặn tìm vuông đời mình
Trên mặt đất nhiên lặng Không tăm nào sủi lên Đời sống như thân nấm Mỗi ngày một lùn đi Tâm hồn ta cọc lại Ai làm người như tôi?
2. Mịn màng như nỗi chết Hoang đường như tuổi thơ Chưa một lần hé mở Trên ngọn cờ không bay
Đôi mắt nàng không khép Bàn tay nàng không thưa Lọn tóc nàng đêm tối Khư khư ôm tình dài
Ngực tôi đầy nắng lửa Hãy nói về cuộc đời Tôi còn gì để sống Hãy nói về cuộc đời Khi tôi không còn nữa Sẽ mang được những gì Về bên kia thế giới Thụy ơi và Thụy ơi
Tôi làm ma không đầu Tôi làm ma không bụng Tôi chỉ còn đôi chân Hay chỉ còn đôi tay Sờ soạng tìm thi thể Quờ quạng tìm trái tim Lẫn tan cùng vỏ đạn Dính văng cùng mảnh bom Thụy ơi và Thụy ơi
Đừng bao giờ em hỏi Vì sao mình yêu nhau Vì sao môi anh nóng Vì sao tay anh lạnh Vì sao thân anh run Vì sao chân không vững Vì sao anh van em Hãy cho anh được thở Bằng ngực em rũ buồn Hãy cho anh được ôm Em, ngang bằng sự chết Tình yêu như ngọn dao Anh đâm mình, lút cán Thụy ơi và Thụy ơi Không còn gì có nghĩa Ngoài tình em tình em Đã ướt đầm thân thể
Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông
ĐK: Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một Mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người
Ngâm thơ:
Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một Mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người...!
.....Mỗi khi “Quê hương” vang lên dung dị và gần gũi, ý thức cội nguồn lại rưng rưng trong trái tim mỗi người, dù ít ai tường tận về cuộc đời ngắn ngủi của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch – tác giả đã viết lên những giai điệu mộc mạc và chân tình ấy! Công chúng chắc chắn sẽ ngậm ngùi nếu biết rằng, nhạc sĩ Giáp Văn Thạch chưa bao giờ được chứng kiến bài hát “Quê hương” xuất hiện trên sân khấu hay trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Ông đã qua đời tháng 10/1984 bởi một cơn sốt rét ác tính, ở tuổi 33.
Xã An Sơn, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương vẫn giữ được vẻ yên bình của một vùng nông thôn nằm ven sông Sài Gòn. Nhạc sĩ Giáp Văn Thạch sinh ra và lớn lên ở đó. Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất, nhạc sĩ Giáp Văn Thạch gắn bó phong trào văn nghệ quần chúng. Cảm hứng sáng tác của Giáp Văn Thạch là những chuyến đi dài ngày cùng ăn cùng ở với những người dân làm kinh tế mới, những thanh niên xung phong ở các nông trường Bến Cát, Bình Long, Bù Đăng, Lộc Ninh, Tân Uyên...
Từ những lán trại đơn sơ, Giáp Văn Thạch đã viết những ca khúc đầu tay Những dòng nhựa trắng thân thương, Con thuyền ngược thác, Tiếng gọi rừng Đắc Ơ, Niềm vui cô gái ngành vật liệu chất đốt... và tự ôm đàn hát giữa những tấm lưng nhễ nhại mồ hôi trong cái nắng gay gắt miền Đông Nam Bộ.
Nhạc sĩ Giáp Văn Thạch là một người rất yêu thơ. Trong di cảo của ông, có thể tìm thấy nhiều tình khúc phổ thơ của nhiều nhà thơ như Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn, Từ Nguyên Thạch… Hồi đó để tìm một tập thơ không dễ, nên nhạc sĩ Giáp Văn Thạch chủ yếu tìm đọc thơ trên các trang báo.
Trong một buổi cà phê văn nghệ tại Thủ Dầu Một cuối năm 1983, nhạc sĩ Giáp Văn Thạch nhìn thấy một người bạn cầm tờ Khăn Quàng Đỏ liền hỏi: “Có thơ không?”. Người bạn trả lời rằng tờ báo này mua cho con gái, chỉ có thơ thiếu nhi thôi. Mặc kệ, nhạc sĩ Giáp Văn Thạch vẫn mở báo ra đọc. Đó là số báo ra ngày 5/12/1983, có in bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân. Chăm chú đọc rồi hí hoáy chép lại, về nhà nhạc sĩ Giáp Văn Thạch đã viết thành ca khúc cùng tên.
Xin được nói rõ hơn một chút. Bài thơ Quê hương ban đầu có tên là “Bài học đầu cho con” gồm 7 khổ, được nhà thơ Đỗ Trung Quân sáng tác để tặng cho con gái Quỳnh Anh của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Biên tập viên báo Khăn Quàng Đỏ lúc ấy là nhà báo Việt Nga – con gái của nhà thơ Lê Giang, đã bỏ bớt hai đoạn và đổi tên thành Quê hương.
Tháng 10/1984, nhạc sĩ Giáp Văn Thạch được ngành văn hóa tỉnh Sông Bé cử tham dự lớp tập huấn ngắn hạn về dân ca tại Phan Rang, rồi ông đột ngột ra đi trong một đêm trở lạnh ở miền gió Tháp Chàm.... Đọc thêm